Mạng xã hội Việt những ngày qua đang vô cùng rần rần trước làn sóng cùng nhau ra khơi online, bắt trend đi tìm kho báu dưới biển của bà Trương Mỹ Lan, số t.iền hơn 673 nghìn tỷ. Câu chuyện nhạy cảm này bị cảnh báo nguy cơ vi phạm.

Câu chuyện này mở đầu bằng khoảnh khắc bà Trương Mỹ Lan bị tuyên án ở mức án cao nhất. Khi được tòa hỏi “giấu 673 nghìn tỷ đồng ở đâu?”. Bà Trương Mỹ Lan trả lời rằng: “Các ngươi muốn của cải của ta ư? Ta giấu ngoài biển khơi ấy, ngươi muốn thì ra đó mà tìm! Và từ đó xã hội mở ra một thời đại mới, thời đại của những hải tặc…”

Cảnh báo vi phạm pháp luật trend đi tìm kho báu dưới biển của bà Trương Mỹ Lan - Hình 1

Tuy nhiên, theo tìm hiểu, câu chuyện hải tặc chỉ là những tình tiết được cư dân mạng tự nghĩ ra, dựa trên bộ truyện “One Piece” nổi tiếng. Bà Trương Mỹ Lan không hề nói bất cứ điều gì về nơi cất giấu 673 nghìn tỷ trước tòa. Con số trên thực chất là số t.iền mà bà Trương Mỹ Lan phải đền bù thiệt hại cho ngân hàng SCB.

Cảnh báo vi phạm pháp luật trend đi tìm kho báu dưới biển của bà Trương Mỹ Lan - Hình 2

Dù vậy, trend “Truy tìm kho báu của bà Trương Mỹ Lan” vẫn thu hút đông đảo người tham gia. Nhiều “băng hải tặc” được thành lập như “băng mũ rơm”, “băng keo”, “băng đĩa”… Ai nấy cũng khoe các kỹ năng của mình để được “thuyền trưởng chiêu mộ”.

Một vài cư dân mạng đã để lại bình luận hài hước: “Tôi biết sử dụng Google Map và Atlat, xin ứng tuyển vị trí hoa tiêu”, “Em bị người yêu cũ đồn đào mỏ, cho em làm nhà khảo cổ được không?”, “Mình bị overthinking nặng, mạnh dạn xin làm đội trưởng đội quản lý rủi ro cho team”… Hiện tại, trend “Truy tìm kho báu của bà Trương Mỹ Lan” được nhận xét là thiếu tôn trọng bà Trương Mỹ Lan nhưng mang lại nhiều tiếng cười trên MXH.

Cảnh báo vi phạm pháp luật trend đi tìm kho báu dưới biển của bà Trương Mỹ Lan - Hình 3

Ngay lập tức, nhiều người đã cho rằng trend này có thể sẽ vi phạm pháp luật. Trước hết, cần xác định những thông tin được sử dụng để xây dựng nên trend này xuất phát từ những “thông tin không có thật”. Thực tế bà Trương Mỹ Lan không hề có bất cứ tuyên bố nào tương tự. Phiên tòa xét xử vụ án Trương Mỹ Lan – Vạn Thịnh Phát thể hiện sự uy nghiêm của pháp luật. Để đảm bảo phiên xét xử được diễn ra một cách nghiêm trang, an toàn cần sự nỗ lực của cả hệ thống tư pháp cùng hàng trăm chiến sĩ.

Cảnh báo vi phạm pháp luật trend đi tìm kho báu dưới biển của bà Trương Mỹ Lan - Hình 4

Vì lẽ đó, việc lan truyền các thông tin không có thật trên MXH sẽ khiến những người tham gia trend trên vô tình vi phạm vào các quy định của pháp luật về hành vi “tán phát các thông tin giả mạo”. Hơn nữa, việc trend “Truy tìm kho báu của bà Trương Mỹ Lan” được nhiều cư dân mạng tham gia còn tiềm ẩn nhiều nguy hại hơn về mặt tư tưởng.

Thứ nhất, việc sử dụng “án tử” của một đối tượng phạm tội để dùng làm “trò đùa trên mạng” sẽ vô tình gây ra tâm lý “trêu đùa mọi thứ” không chỉ trên không gian mạng mà còn cả đời thật. Việc này cũng trái với nguyên tắc nhân đạo, kể cả đối với tội phạm bị triệt khỏi xã hội của pháp luật Việt Nam, từ đó đi ngược lại với truyền thống văn hóa của cả dân tộc.

Cảnh báo vi phạm pháp luật trend đi tìm kho báu dưới biển của bà Trương Mỹ Lan - Hình 5

Thứ hai, việc sử dụng một đại án với mức thiệt hại lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng, các hậu quả của các sai phạm còn phải xử lý và khắc phục trong thời gian rất dài, cần sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị… lại bị mang ra làm trò đùa, vô hình chung sẽ làm lệch lạc về tư tưởng của một bộ phận người dân, đặc biệt là các bạn trẻ chưa hiểu rõ về tính chất nghiêm trọng của các sai phạm từ vụ án.

Cảnh báo vi phạm pháp luật trend đi tìm kho báu dưới biển của bà Trương Mỹ Lan - Hình 6

Thứ ba, việc “đi tìm kho báu”, “tham gia băng hải tặc” sâu xa hơn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của giới trẻ, gây ra sự lệch lạc về tư duy trong việc lao động và k.iếm t.iền của một bộ phận người trẻ. Trong bối cảnh một số nhóm tội phạm cưỡng đoạt tài sản, hoạt động theo hình thức băng nhóm vẫn còn tiềm ẩn và tồn tại, sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các cơ quan đảm bảo trật tự xã hội.