Việc bà Phương Hằng được trả tự do hay tiếp tục bị gia hạn sau khi hết hạn tạm giam hiện đang là điều khiến nhiều người quan tâm.

Hôm qua (4/5), TAND TPHCM cho biết, đơn vị này đã phân công thẩm phán Bùi Đức Nam (Tòa hình sự TAND TPHCM) thụ lý, giải quyết vụ án bà Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam, tỉnh Bình Dương) và 4 đồng phạm là tiến sĩ luật Đặng Anh Quân (giảng viên Trường đại học Luật TPHCM), Nguyễn Thị Mai Nhi (40 tuổi, trợ lý của bà Nguyễn Phương Hằng), Lê Thị Thu Hà (31 tuổi, nhân viên Công ty CP Đại Nam), Huỳnh Công Tân (29 tuổi, Trưởng phòng Truyền thông Công ty CP Đại Nam) cùng tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Hôm nay hết hạn tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng, tòa án giải quyết ra sao? ảnh 1
Bà Nguyễn Phương Hằng lúc bị khởi tố

Hôm nay (5/5), cũng là ngày tạm giam cuối cùng mà bà Nguyễn Phương Hằng phải chấp hành theo quyết định gia hạn tạm giam của Viện KSND TPHCM trước đó. Viện KSND TPHCM đã gia hạn tạm giam bà Nguyễn Phương hằng đến ngày 5/5. Bà Hằng đã bị tạm giam tổng cộng hơn 13 tháng, tính từ ngày bị bắt tạm giam là 24/3/2022. Theo một luật sư Đoàn luật sư TPHCM thì việc gia hạn tạm giam bà Hằng nữa hay không hiện sẽ do TAND TPHCM quyết định theo thẩm quyền.

Vị luật sư viện dẫn quy định tại Điều 278 Bộ luật Tố tụng hình sự cho biết, TAND TPHCM sau khi thụ lý vụ án bà Nguyễn Phương Hằng thì thẩm phán được phân công chủ toạ phiên tòa quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam do chánh án, phó chánh án tòa án quyết định; Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều 277 của Bộ luật Tố tụng hình sự; Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì hội đồng xét xử (HĐXX) ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.

Bà Nguyễn Phương Hằng bị tạm giam thêm 60 ngày - Pháp luật

Trong trường hợp bà Nguyễn Phương Hằng, vụ án đang sang giai đoạn chuẩn bị xét xử do TAND TPHCM thụ lý, giải quyết, có thể là tiếp tục tạm giam. Thời hạn tạm giam giai đoạn hiện nay sẽ tùy vào thời hạn chuẩn bị xét xử: 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 2 tháng với tội phạm rất nghiêm trọng, 45 ngày với tội phạm nghiêm trọng, 3 tháng với tội đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, chánh án có thể quyết định gia hạn chuẩn bị xét xử.

Choáng trước căn biệt thự lộng lẫy của bà Phương Hằng trước khi bị bắt

Trường hợp bà Nguyễn Phương Hằng, cũng theo luật sư thì cáo trạng truy tố bà Hằng phạm tội nghiêm trọng, thì thời hạn để chuẩn bị xét xử theo quy định tại điều 277 Bộ luật Tố tụng hình sự là 45 ngày. Đây cũng là thời hạn mà tòa án ra lệnh tạm giam bà Hằng (nếu có). Ngoài ra, theo Điều 277 Bộ luật Tố tụng hình sự thì chánh án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử và theo khoản 3 Điều 278 Bộ luật Tố tụng hình sự, đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thì HĐXX xét thấy cần tiếp tục tạm giam thì ra lệnh tạm giam.