Phủ Tây Hồ thờ ai mà trở thành điểm đến tâm linh được nhiều du khách ghé đến chiêm bái, vãng cảnh? Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, Phủ Tây Hồ thường rất đông vì cùng với việc cầu may, du khách còn có dịp thưởng ngoạn cảnh đẹp tại Hồ Tây.

Phủ Tây Hồ thờ ai
Rất đông du khách đến phủ lễ bái (Ảnh: Sưu tầm)Phủ Tây Hồ là chốn linh thiêng bậc nhất Thủ đô mà du khách nên ghé mỗi khi du lịch Hà NộiPhủ Tây Hồ thờ ai, đi phủ chuẩn bị lễ như thế nào… đây là câu hỏi mà rất nhiều du khách băn khoăn. Cùng Vinpearl theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc này nhé.

1. Phủ Tây Hồ là gì? Ở đâu?

Để giải đáp câu hỏi: Phủ Tây Hồ thờ ai?, du khách cần tìm hiểu địa chỉ, giờ mở cửa tại phủ để có chuyến vãng cảnh, chiêm bái tại chùa trọn vẹn nhất:

  • Địa chỉ: Số 52 Đặng Thai Mai, Quảng An, quận Tây Hồ
  • Giờ mở cửa: Với những ngày bình thường, Phủ Tây Hồ mở cửa từ 05h00 – 19h00. Với 2 ngày lễ chính 3/3 và 18/3 âm lịch, phủ sẽ đóng cửa muộn hơn bình thường vì dịp khách đến phủ vào những ngày này đông hơn.
  • Giá vé (nếu có): Vãng cảnh, chiêm bái tại Phủ Tây Hồ hoàn toàn miễn phí với tất cả các du khách.

Với giá trị văn hóa, lịch sử quan trọng, ngày 13/2/1996, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cấp bằng Di tích lịch sử – văn hóa cho phủ Tây Hồ. Hàng năm, ngoài những ngày rằm, mùng 1, Tết Nguyên Đán, lễ hội phủ Tây Hồ sẽ được diễn ra vào ngày 3/3 và 18/3 Âm lịch. Rất đông người dân Thủ đô và du khách bốn phương sẽ tìm về phủ Tây Hồ để trẩy hội. Bên cạnh các hoạt động lễ hội hát chầu văn, đàn hát, du khách còn có dịp thưởng ngoạn cảnh đẹp Hồ Tây.

Phủ Tây Hồ thờ ai

Phủ Tây Hồ thờ ai và những kinh nghiệm lễ bái hữu ích (Ảnh: Sưu tầm)

2. Phủ Tây Hồ thờ ai?

Phủ Tây Hồ thờ ai, Phủ Tây Hồ được xây dựng từ năm nào? Phủ Tây Hồ được xây dựng từ thế kỷ 17, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân Thủ đô và nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hiến của Thủ đô.

Phủ Tây Hồ thờ Liễu Hạnh công chúa – bà là một nhân vật trong truyền thuyết và là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng làm vỡ ly ngọc quý, sau đó bị đày xuống trần gian. Trong thời gian ở dưới trần gian, bà đã quyết định dừng chân ở Hồ Tây để diệt ma quái, giúp người dân an cư lạc nghiệp. Chính vì vậy, Phủ Tây Hồ thờ Mẫu Liễu Hạnh và trở thành chốn linh thiêng của người dân.

Phủ Tây Hồ thờ aiBên trong Phủ Tây Hồ thờ Mẫu Liễu Hạnh (Ảnh: Sưu tầm)

3. Đi Phủ Tây Hồ cầu gì?

Phủ Tây Hồ thờ ai, đến Phủ Tây Hồ người dân thường cầu nguyện những gì? Phủ Tây Hồ là địa điểm linh thiêng để mọi người đến cầu may, cầu tài lộc, cầu danh. Nhiều người đến phủ vào ngày rằm, mùng 1, các ngày lễ, tết để cầu may mắn, bình an cho bản thân và gia đình mình.

Phủ Tây Hồ thờ aiLễ Phủ Tây Hồ cầu gì cho gia đình? Đi Phủ Tây Hồ cầu may mắn và tài lộc (Ảnh: Sưu tầm)

4. Chia sẻ kinh nghiệm lễ bái ở Phủ Tây Hồ

Để cầu được may mắn, tài lộc cho bản thân và gia đình, khi đến lễ bái ở Phủ Tây Hồ, du khách đừng quên lưu lại những kinh nghiệm sau:

4.1. Đi Phủ Tây Hồ mua lễ gì? Hướng dẫn sắm lễ

Khi đến lễ bái tại Phủ Tây Hồ, việc chuẩn bị lễ chay và lễ mặn là rất quan trọng. Ngoài vàng mã, nón, hài, hương, và hoa quả, bạn cần chuẩn bị thêm lễ mặn với xôi, thịt gà, thịt lợn đã được nấu chín và bày biện đẹp mắt. Lễ sống sẽ dâng lên cúng quan Bạch xà và Thanh xà, Ngũ hổ tại ban thờ Công đồng Tứ Phủ gồm trứng sống, thịt sống, muối và gạo. Còn đối với lễ Cô và lễ Cậu, bạn nên chọn lễ gương, lược, hương hoa và đồ chơi dành cho trẻ em.

Phủ Tây Hồ thờ ai

Chuẩn bị lễ dâng tại Phủ Tây Hồ (Ảnh: Sưu tầm)

4.2. Hướng dẫn trình tự hành lễ ở Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ là một điểm đến tâm linh bậc nhất Thủ đô, nên khi đến phủ, du khách cũng cần nắm rõ trình tự hành lễ tại phủ. Bạn sẽ bắt đầu thắp hương, dâng lễ tại phủ chính, sau đó đến điện Sơn Trang và cuối cùng là lầu Cô, lầu Cậu.

Phủ Tây Hồ thờ aiTrình tự hành lễ khi lễ bái tại phủ (Ảnh: Sưu tầm)

4.3. Mẫu văn khấn Phủ Tây Hồ

Ngoài việc chuẩn bị những đồ lễ quan trọng, đến Phủ Tây Hồ, bạn đừng quên chuẩn bị các bài văn khấn. Dưới đây là bài mẫu văn khấn mà bạn có thể tham khảo khi lễ bái tại Phủ Tây Hồ:

Phủ Tây Hồ thờ aiPhủ Tây Hồ Hà Nội thờ ai và mẫu văn khấn (Ảnh: Sưu tầm)

5. Lưu ý khi tham gia lễ bái ở Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ thờ ai, đi lễ bái tại Phủ Tây Hồ có cần lưu ý gì không? Khi tham gia lễ bái, du khách nên lưu ý một số quy tắc sau để tôn trọng truyền thống và không gây xúc phạm tín ngưỡng:

khi thắp hương và dâng lễ, du khách nên tuân thủ đúng thứ tự của các ban thờ.

  • Dùng hai tay cẩn trọng đặt lễ lên ban thờ, và chỉ sau khi đã dâng lễ xong tất cả các ban thờ, mới nên thắp hương.
  • Nên chuẩn bị trước lễ chay và lễ mặn tại nhà
  • Khi thờ Phật, tuyệt đối không sử dụng lễ mặn và dùng vàng mã.
  • Khi hóa tiền, du khách nên hóa từng lễ theo thứ tự từ ban thờ chính đến các ban thờ khác. Và khi hạ lễ, cần hạ từ ban thờ ngoài cùng, sau đó mới đến ban thờ chính.