4 ‘nhà leo núi’ vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm nay đến từ Hà Nội, Huế, Thanh Hóa và Hải Phòng. Không chỉ chạm tay vào vòng nguyệt quế, quán quân sẽ nhận được giải thưởng cao nhất từ trước đến nay 50.000 USD (khoảng 1,2 tỷ đồng).

8h30 sáng nay 8/10, chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23 sẽ được truyền hình trực tiếp trên VTV3.

4 thí sinh góp mặt tại trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm 2023, gồm: Nguyễn Việt Thành (Trường THPT Sóc Sơn, Hà Nội); Nguyễn Minh Triết (Trường THPT Chuyên Quốc học, Thừa Thiên – Huế); Lê Xuân Mạnh (Trường THPT Hàm Rồng, Thanh Hóa) và Nguyễn Trọng Thành (Trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng).


Vòng nguyệtW-leonui2-2.jpg quế Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23. Ảnh: Thạch Thảo
Chiếc vé đầu tiên vào chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm 2023 thuộc về Nguyễn Việt Thành, học sinh Trường THPT Sóc Sơn (Hà Nội), người về nhất trận thi quý 1. Đây là năm thứ 2 Trường THPT Sóc Sơn có thí sinh vào chung kết.

Nguyễn Minh Triết, học sinh Trường THPT chuyên Quốc học Huế, là thí sinh hạng nhất quý 2 để lọt vào chung kết năm 2023. Sự chiến thắng ở quý 2 của Minh Triết đã giúp Trường THPT chuyên Quốc học Huế có học sinh tranh tài ở chung kết Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 6, nhiều nhất cả nước.

Đứng đầu quý 3 là học sinh Lê Xuân Mạnh, học sinh Trường THPT Hàm Rồng (Thanh Hóa). Đây là lần đầu tiên ngôi trường này có thí sinh vào chơi chung kết Đường lên đỉnh Olympia. Thí sinh giành chiến thắng trận quý 4 là Nguyễn Trọng Thành, học sinh Trường THPT Trần Phú (Hải Phòng).
thisinh.jpgChân dung 4 ”nhà leo núi” mùa thứ 23
Như vậy, Thừa Thiên Huế đứng trước cơ hội san bằng cách biệt với Quảng Ninh để trở thành các tỉnh cùng có số quán quân nhiều nhất (3 quán quân – nếu thí sinh Nguyễn Minh Triết giành chiến thắng). Hà Nội hoặc Hải Phòng cũng có cơ hội vươn lên là địa phương có 2 quán quân Olympia (nếu Nguyễn Việt Thành hoặc Nguyễn Trọng Thành chiến thắng). Thanh Hóa cũng đứng trước cơ hội được ghi tên mình vào danh sách những tỉnh, thành có quán quân (nếu thí sinh Lê Xuân Mạnh chiến thắng).

Ban tổ chức Đường lên đỉnh Olympia đã thông báo về mức giải thưởng dành cho các thí sinh góp mặt tại trận chung kết năm thứ 23. Đây là mức giải cao nhất từ trước tới nay.

Theo đó, bên cạnh vòng nguyệt quế, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23 sẽ nhận được giải thưởng trị giá 50.000 USD. Đây là mức giải thưởng cao nhất từ trước tới nay. Đồng thời, giải thưởng đối với các thí sinh đạt giải Nhì và giải Ba cũng tăng lên gấp đôi so với năm ngoái.

Cụ thể, thí sinh giành được giải Nhì sẽ nhận được phần thưởng 200 triệu đồng. Thí sinh giành giải Ba nhận được phần thưởng 100 triệu đồng. Bốn MC Sơn Lâm, Trần Ngọc, Tuyết Ngân và Huyền Trang sẽ có mặt tại các điểm cầu chuẩn bị cho buổi ghi hình trực tiếp chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia 2023.

DIỄN BIẾN

9h30: Phần thi Tăng tốc

Tại phần thi Tăng tốc, ở câu hỏi đầu tiên, cả 4 thí sinh đều đưa ra được đáp án chính xác. Trả lời nhanh nhất, Việt Thành giành thêm 40 điểm. Trọng Thành giành được 30 điểm, Xuân Mạnh và Minh Triết lần lượt giành được 20 và 10 điểm.

W-z4763451362303-b21bf79c621de10b8b1edf6bad7dda86-1.jpg
Minh Triết. Ảnh: Thạch Thảo

 

9h22: Phần thi Vượt Chướng Ngại Vật

Phần thi này bắt đầu bằng một bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tại phần thi Vượt chướng ngại vật này, ban tổ chức chương trình cho hay từ khóa của phần thi Chướng ngại vật là một ẩn số gồm 15 chữ cái. Ở hàng ngang gợi ý đầu tiên, chỉ duy nhất Minh Triết đưa ra được câu trả lời đúng và có thêm 10 điểm, nâng điểm số của em lên thành 40 điểm.

Ngay sau khi hàng ngang gợi ý đầu tiên được lật mở, Việt Thành đã bấm chuông phát tín hiện xin trả lời Chướng ngại vật. Câu trả lời mà Việt Thành đưa ra là “Năng lượng tái tạo”. Việt Thành giải thích rằng, em đưa ra đáp án này chỉ dựa vào gợi ý “Thiên nhiên” ở gợi ý hàng ngang số 1. Một lần nữa, Việt Thành chứng tỏ vì sao em được đặt biệt danh “ông vua vượt chướng ngại vật” khi đưa ra đáp án hoàn toàn chính xác.

Qua đó, Việt Thành có thêm 40 điểm, nâng số điểm của mình lên thành 70 điểm và tạm vươn lên dẫn đầu đoàn leo núi sau phần thi này. Tuy nhiên, cách biệt với bạn chơi xếp ở vị trí thứ hai chỉ là 5 điểm khi Trọng Thành có 65 điểm, Minh Triết có 40 điểm và Xuân Mạnh vẫn chỉ có 10 điểm.

W-z4763537526688-36b590f39abead34816d8def8fe90cd3-3.jpg
Nam sinh Việt Thành đến từ Sóc Sơn, Hà Nội đã quyết liệt đưa ra câu trả lời giải phần thi Vượt chướng ngại vật một cách nhanh chóng

9h09: Phần thi Khởi động

4 chàng trai đã sẵn sàng cho phần thi khởi động. Trọng Thành là thí sinh dành được điểm 10 đầu tiên. Sau 8 câu hỏi đầu tiên, Trọng Thành dành được 5 điểm và Minh Triết dành 10 điểm.

Ở lượt thi thứ hai với 12 câu hỏi, các thí sinh thể hiện sự bắt nhịp tốt hơn rất nhiều và lần lượt thi nhau giành điểm. Sau lượt thi này, Trọng Thành có 30 điểm, Minh Triết và Việt Thành có 20 điểm, Xuân Mạnh có 15 điểm.

Ở lượt thi thứ ba, Trọng Thành thể hiện sự chắc chắn và kiến thức vững chắc khi vượt lên so với các bạn chơi với 65 điểm. Qua đó, em tạm thời vươn lên dẫn đầu đoàn leo núi. Minh Triết và Việt Thành cùng xếp ở vị trí thứ hai với 30 điểm. Xuân Mạnh chỉ có 10 điểm sau khi kết thúc phần thi này.
W-z4763537302249-38da9db8072e9bf46660f5df1b14f29b-1.jpgTrọng Thành là thí sinh dành được điểm 10 đầu tiên. Ảnh: Thanh Hùng

8h35: Trận chung kết bắt đầu

 

Trận đấu để lên đỉnh Olympia bắt đầu bằng phần giới thiệu ngắn về bốn thí sinh. Các thí sinh Trọng Thành (Hải Phòng); Minh Triết (Huế); Việt Thành (Hà Nội) và Xuân Mạnh (Thanh Hóa) lần lượt giới thiệu ngắn gọn về bản thân, quê hương và thể hiện sự quyết tâm chinh phục đỉnh cao tri thức.

Các thí sinh cũng dùng những câu thơ về quê hương để nói lòng mình:

Nguyễn Việt Thành: “Thánh Gióng bay lên cùng ngựa sắt/ Sóc Sơn rực sáng ánh bình minh”.

Nguyễn Minh Triết: “Huế thương, Huế đợi từng ngày/ Chờ tôi, Minh Triết trên tay chiếc vòng”.

Lê Xuân Mạnh: “Xứ Thanh đất học giỏi giang/ Rinh vòng nguyệt quế vinh quang trở về”.

Nguyễn Trọng Thành: “Người Hải Phòng ăn sóng, nói gió/ Bước đến đây biến mọi điều từ không thành có”.

Trước khi bước vào cuộc thi, Nguyễn Trọng Thành cho hay, em đến đây để khẳng định chính bản thân mình. “Em đứng đây ở trận chung kết này phần nào chứng tỏ điều đó, cho đến hiện tại”, Trọng Thành nói. Nguyễn Minh Triết chia sẻ em muốn tham gia công tác thiện nguyện để giúp đỡ nhiều người.

Nguyễn Việt Thành chia sẻ đến với trận chung kết có mang theo một bức tượng Thánh Gióng – biểu tượng của Sóc Sơn và qua đó muốn thể hiện một tinh thần thi đấu: “Quyết không khoan nhượng!”.

Lê Xuân Mạnh chia sẻ ước mơ của em là mang thêm được một vòng nguyệt quế về với phòng truyền thống của Trường THPT Hàm Rồng. MC Ngọc Huy tiếp thêm động lực cho Xuân Mạnh bằng thông tin đội bóng em yêu thích là Manchester United tối qua vừa giành chiến thắng.
W-olymaaa.jpg4 chàng trai đã vào vị trí, bắt đầu cho cuộc “cân não”. Ảnh: Thạch Thảo
leonui4.jpgẢnh: Thanh Hùng

8h15:

 

Không khí tại 4 điểm cầu đang vô cùng nóng. Rất nhiều cách được các cổ động viên dùng để “truyền nhiệt” đến cho 4 nhà “leo núi”. Tại điểm cầu Quảng trường Lam Sơn, nhiều học sinh từ các trường phổ thông của Thanh Hóa có mặt từ sớm để cổ vũ cho thí sinh Lê Xuân Mạnh.

Lê Vũ Ngọc Mai (lớp 12A9, Trường THPT Hàm Rồng) đặc biệt chuẩn bị cho Xuân Mạnh những ngôi sao tự gấp với mong muốn đây sẽ là những ngôi sao hy vọng tiếp lửa cho nam sinh chiến đấu thật tốt trên hành trình cuối cùng tại Đường lên đỉnh Olympia.
W-leonui3-1.jpgLời cổ vũ cho nhà “leo núi” tại trường quay. Ảnh: Thạch Thảo

8h00: Sự hồi hộp của 4 nhà ‘leo núi’ trước giờ G

Chia sẻ trước giờ bước vào trận tranh tài tranh sức, 4 nhà leo núi thể hiện những cảm xúc khác nhau. Nguyễn Minh Triết cho biết bên cạnh sự hồi hộp, em cũng thấy háo hức, hào hứng. Nguyễn Trọng Thành chia sẻ: “Trận chung kết này là cuộc chơi. Khi đã bước vào cuộc chơi, chúng ta phải thoải mái, thi đấu vui hết mình”. Với Lê Xuân Mạnh, em ngắn gọn cho rằng: “Cảm xúc của em vẫn như trận tuần, tháng, quý” và với Nguyễn Việt Thành: “Em đang rất hồi hộp và lo lắng”.
W-leonui-2.jpgAi sẽ là chủ nhân của vòng nguyệt quế năm 2023?. Ảnh: Thạch Thảo