Chân Mật (183 – 221), người Trung Sơn (nước Ngụy), nổi danh tài sắc vẹn toàn. Thời đấy, dân gian vẫn truyền tụng một câu thế này: “Giang Nam hữu Nhị Kiều, Hà Bắc Chân Mật tiếu”. Tức, Giang Nam có Tiểu Kiều và Đại Kiều thì Hà Bắc có nàng Chân Mật quốc sắc thiên hương, đẹp khuynh quốc khuynh thành.

“Đông Ngô hữu nhị Kiều, Bắc phương Chân Mật tiếu”

Chân Mật (183 – 221), người Trung Sơn (nước Ngụy), nổi danh tài sắc vẹn toàn. Thời đấy, dân gian vẫn truyền tụng một câu thế này: “Giang Nam hữu Nhị Kiều, Hà Bắc Chân Mật tiếu”. Tức, Giang Nam có Tiểu Kiều và Đại Kiều thì Hà Bắc có nàng Chân Mật quốc sắc thiên hương, đẹp khuynh quốc khuynh thành.

Khi mới lên 2 tuổi, Chân Mật đã mồ côi cha, lớn lên trong vòng tay nhân từ của mẹ. Một lần, bà đưa tiểu Chân Mật tới gặp một thần bói có tiếng, thì được phán rằng: “Mai này tiểu thư chắc chắn sẽ trở thành người tôn quý”. Quả thực với nhan sắc chim sa cá lặn, lại công dung ngôn hạnh, cầm kỳ thi họa tinh thông, khi lớn lên, nàng được gả cho Viên Hy, con trai Viên Thiệu – chúa công Hà Bắc. Sau này Viên Hy cùng cha đi đánh trận, Chân Mật ở lại Nghiệp Thành phụng dưỡng mẹ chồng.

Hồng nhan bạc mệnh

chan mat

Ảnh minh họa.

Viên Thiệu và Tào Tháo vốn là kẻ định không đội trời chung. Năm 200, hai mãnh tướng quyết chiến sinh tử ở Quan Độ. Tào Tháo thắng trận, buộc Viên Thiệu phải rút lui về Hà Bắc, 2 năm sau sinh bệnh mà chết. Năm 204, Tào Tháo đánh chiếm Nghiệp Thành, bắt giữ cả gia quyến họ Viên, trong đó có Chân Mật. Kể từ đây, sóng gió của mỹ nhân khuynh quốc khuynh thành chính thức bắt đầu.

Con trường của Tào Tháo là Tào Phi nghe tiếng Chân Mật đã lâu, vừa gặp mặt liền nảy sinh tình cảm, bèn xin cha được lấy nàng làm vợ. Tào Tháo nhìn qua dung mạo và thần thái của nàng, hài lòng tấm tắc khen: “Quả xứng đáng là con dâu họ Tào”. Dù khi đó Viên Hy vẫn còn sống, nhưng Chân Mật vẫn bị ép gả cho Tào Phi. Năm đó, Tào Phi 18 còn Chân Mật 22. Sau này, nàng sinh hạ một trai, một gái. Trong đó có Tào Tuấn, tức Tào Duệ sau này.

Bị cung phi hãm hại, chết trong oan ức

Nhiều năm đầu, cuộc hôn nhân giữa Chân Mật và Tào Phi vô cùng hạnh phúc. Thế nhưng, sau này khi Tào Phi nạp thêm thê thiếp, những bất đồng bắt đầu xuất hiện. Tào Phi dần lạnh nhạt với Chân Mật, để nàng nhiều năm ròng cô quả trong căn phòng trống. Một trong những tình địch ghê gớm nhất, chính là Quách Thị. Ghen ghét với dung mạo và địa vị của Chân Mật, nên Quách Thị ngày đêm ghen tức, ăn không ngon, ngủ không yên, quyết tâm diệt trừ cái gai trong mắt.

Quách Thị luôn mở miệng gièm pha Chân Mật với Tào Phi, thậm chí còn để bùa trong phòng của Tào Phi rồi vu cáo Chân thị yểm bùa hãm hại chồng. Quả nhiên, khi sai người điều tra, Tào Phi tìm thấy thấy tượng gỗ có khắc tên và bát tự của mình trong phòng của Chân Mật. Không để nàng trình bày oan khuất, Tào Phi ép nàng phải uống thuốc độc tự vẫn. Bi thảm hơn, chết rồi, nàng còn bị nhét đầy cám vào mồm, rũ tóc che khuất mặt mới được mai táng.

Chân Mật qua đời năm 39 tuổi, mãi đến khi Tào Duệ lên ngôi, tra rõ sự tình, mối oan của nàng mới được hóa giải, được truy phong làm Văn Chiêu Hoàng hậu.

Mối tình vô vọng với em chồng

chan mat 2Lịch sử ghi lại, khi làm dâu nhà họ Tào, trong thời gian bị chồng lạnh nhạt, Chân Mật đã nảy sinh tình cảm với Tào Thực (em trai Tào Phi, con trai thứ 3 của Tào Tháo). Tào Thực vì cảm mến nhan sắc của nàng mà rung động. Chân Mật vì cảm phục trước tâm hồn thi phú bay bổng của em chồng mà xao xuyến. Dù cả hai cách nhau những 9 tuổi.

Nhưng vì địa vị em chồng – chị dâu, họ đành phải chôn chặt tình cảm trong lòng, chôn giấu những rung động sâu kín, chỉ dám biểu lộ qua ánh mắt. Khi Chân Mật chết oan, Tào Thực đau xót vô cùng. Đêm về mộng thấy nàng ẩn hiện trong sương mai mờ ảo. Khi tỉnh dậy, bèn viết nên Lạc Thần Phú, được hậu thế ca tụng ngàn năm:

“Hình dáng của nàng

Nhẹ nhàng như chim hồng bay

Uyển chuyển như rồng lượn

Rực rỡ như cúc mùa thu

Tươi rạng như tùng mùa xuân

Phảng phất như mặt trăng bị mây nhẹ che lấp

Phiêu diêu như tuyết bị gió thổi cuốn lên

Từ xa ngắm nhìn, trắng như ráng mặt trời lên trong sương sớm

Tới gần nhìn kỹ, rực rỡ như hoa sen lên khỏi dòng nước trong”