Sống cô đơn trong chốn cung cấm với nhiều quy tắc khắt khe, cuộc sống của cung nữ không hề dễ dàng. Đối với nhu cầu sinh lý, họ cũng có những cách riêng để giải quyết vấn đề tế nhị này.
Sống cô đơn trong chốn cung cấm với nhiều quy tắc khắt khe, cuộc sống của cung nữ không hề dễ dàng. Đối với nhu cầu sinh lý, họ cũng có những cách riêng để giải quyết vấn đề tế nhị này.

“Đối thực” là cách tốt nhất để giải quyết nhu cầu sinh lý của các cung nữ

Cuộc sống của những cung nữ Trung Hoa thời xưa vô cùng khép kín. Họ sống trong những bước tường cao trong cung cấm, buộc phải từ bỏ hầu hết tự do và quyền lợi của mình. Họ được xem như người dưới đáy trong chốn thâm cung, đối mặt với hoàng thất cùng quan lại cao tầng, không thể thay đổi vận mệnh của chính mình, chỉ có thể âm thầm chịu đựng cuộc sống gian khổ.

cung-nu-giai-quet-nhu-cau-sinh-ly-ntn-2

Ảnh minh họa.

Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa có hàng chục nghìn nữ nhân tiến cung làm cung nữ. Một khi bước chân vào hoàng cung, họ đã mất đi toàn bộ sự tự do. Theo các ghi chép lịch sử, một trong những cách thức giải quyết nhu cầu sinh lý của cung nữ chốn cung cấm là tìm đến các đối tượng khác, được gọi là “đối thực”. “Đối thực” ban đầu được dùng để mô tả hành vi đồng tính luyến ái nữ giữa các cung nữ, về sau lại được sử dụng cho mối quan hệ ân ái giữa cung nữ và thái giám.

Nhưng thái giám đã trải qua quá trình tịnh thân đau đớn thì làm sao có thể thỏa mãn nhu cầu sinh lý của các cung nữ? Tất nhiên, quá trình ân ái giữa cung nữ và thái giám không giống những trường hợp khác, chủ yếu chỉ thỏa mãn nhu cầu tinh thần, nhu cầu sinh lý thông qua kích thích thị giác và xúc giác mà thôi.

Vào thời Đông Hán hay Đường, địa vị của thái giám tăng cao nên việc “đối thực” hay cưới vợ không còn là chuyện lạ.

Sang đến đầu triều Minh, Chu Nguyên Chương đã hạ lệnh cấm “đối thực”. Tuy nhiên sau nhiều đời vua nhà Minh, địa vị thái giám lại được tăng cao, kết quả là lệnh cấm lại bị bãi bỏ. Sang đến triều nhà Thanh, mối quan hệ này vẫn được duy trì dù không công khai.

Trong lịch sử, trường hợp “đối thực” nổi tiếng nhất nhì thời nhà Minh là mối quan hệ giữa nhũ mẫu Khách thị và thái giám Ngụy Trung Hiền. Khách thị vốn đã có chồng, năm 18 tuổi được chọn tiến cung làm nhũ mẫu cho Chu Do Hiệu. Sau khi Chu Do Hiệu lên ngôi, tức Minh Hy Tông, ông đã phong Khách thị làm Phụng Thánh phu nhân.

Tuy nhiên thân phận cao quý cũng không khiến nhu cầu sinh lý của Khách thị giảm bớt. Từng có giai thoại cho rằng Khách thị và Minh Hy Tông có chuyện ân ái chăn gối bởi lúc đấy, dù đã trên dưới 40 tuổi nhưng bà trông vẫn rất trẻ trung. Bên cạnh đó cũng có thông tin cho rằng Khách thị đã dồn sự chú ý của mình đến các thái giám và bà đã chọn thái giám Ngụy Trung Hiền.

“Vượt rào” là một cách giải quyết nhu cầu nhiều rủi ro nhất

cung-nu-giai-quet-nhu-cau-sinh-ly-ntn-1

Con người ai cũng có cảm xúc và ham muốn. Cung nữ và phi tần cũng là những người bình thường và rất nhiều trong số họ đang ở độ tuổi mơn mởn xuân thì. Trong hậu cung vắng bóng nam nhân, họ phải đối diện với nỗi cô đơn giày vò. Một số người có nhu cầu cao hoặc gặp hoàn cảnh thuận lợi có thể qua lại với các cận vệ trong cung để khỏa lấp sự trống trải.

Tuy nhiên, đây là điều cấm kỵ trong hoàng cung, khi bị phát hiện họ có thể đối mặt với những hình phạt tàn khốc.

Hoàng hậu và các phi tần ủng hộ sự qua lại riêng tư giữa cung nữ và thái giám

cung-nu-giai-quet-nhu-cau-sinh-ly-ntn-3

Trong nỗi cô đơn, cung nữ chỉ có thể bầu bạn cùng thái giám, chăm sóc, an ủi lẫn nhau và đây có lẽ là cách tốt nhất để giải quyết nhu cầu sinh lý của họ. Hơn nữa, trong một số trường hợp nhất định, sự qua lại riêng tư giữa cung nữ và thái giám còn được Hoàng hậu và các phi tần ủng hộ. Nguyên nhân là vì mỗi người cung nữ đều có khả năng trở thành phi tần của Hoàng đế, và nếu điều đó xảy ra, họ sẽ trở thành kẻ đối đầu với các hậu phi trước đó.