Hoàng đế Càn Long muốn xây một khu vườn lớn ở vị trí ngôi mộ của Vạn Quý phi vì nhận thấy mảnh đất có phong thủy cực quá tốt. Tuy nhiên, khi nhìn thấy 8 chữ được khắc trên bia mộ, hoàng đế nhanh chóng quyết định dừng việc di dời.

Ảnh minh họa

Vua Càn Long, tên thật là Ái Tân Giác La Hoằng Lịch, lên ngôi năm 24 tuổi, thời gian tại vị kéo dài tới 60 năm (từ năm 1736 – 1796). Ông được biết tới là chính trị gia, chiến lược gia kiệt xuất của Trung Quốc cổ đại, là một trong những hoàng đế có thời gian trị vì lâu nhất và sống thọ nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.

Cuộc đời ông gắn liền với nhiều điều bí ẩn nhận được sự quan tâm từ hậu thế. Trong đó, nổi bật phải kể đến việc vua Càn Long từng có ý định di dời ngôi mộ của Vạn Quý phi đến nơi khác để xây một khu vườn tại đó. Bởi lẽ, ông nhận thấy vị trí ngôi mộ của Vạn Quý phi nằm trên một mảnh đất có phong thủy cực kỳ tốt.

Vì sao nhìn thấy 8 chữ trên bia, Càn Long lập tức dừng di dời mộ của Vạn Quý phi? - Ảnh 3.

Tuy nhiên, khi các công nhân chuẩn bị di dời ngôi mộ của Vạn Quý phi ở chân núi Tô Sơn, cách Bắc Kinh 7 km về phía tây bắc, một số hiện tượng dị thường đã xảy ra. Cụ thể, các công nhân đào đến cửa mộ thì phát hiện một tấm bia đá có khắc “lời nguyền” 8 chữ: “Ngươi không động ta, ta không động ngươi”.

Vì sao nhìn thấy 8 chữ trên bia, Càn Long lập tức dừng di dời mộ của Vạn Quý phi? - Ảnh 4.
Vì sao nhìn thấy 8 chữ trên bia, Càn Long lập tức dừng di dời mộ của Vạn Quý phi? - Ảnh 5.
Vì sao nhìn thấy 8 chữ trên bia, Càn Long lập tức dừng di dời mộ của Vạn Quý phi? - Ảnh 6.

Ngay khi biết được sự việc trên, vua Càn Long lập tức cho công nhân dừng việc di dời ngôi mộ cổ và từ bỏ việc xây dựng khu vườn tại đó. Không chỉ thế, “lời nguyền” trên tấm bia mộ còn khiến những tên trộm mộ sợ gặp chuyện xui xẻo nên chưa từng xâm phạm, đánh cắp đồ tùy táng tại nơi an nghỉ của Vạn Quý phi. Nhờ đó, lăng mộ của bà nguyên vẹn theo năm tháng.

Vạn Quý phi (tên thật là Vạn Trinh Nhi) hơn Minh Hiến Tông gần 20 tuổi nhưng được nhà vua vô cùng sủng ái, yêu chiều. Bà từng làm nhũ mẫu của Minh Hiến Tông trước khi làm sủng phi của hoàng đế. Nhiều sử liệu ghi chép Vạn Quý phi được Minh Hiến Tông tin tưởng, sủng hạnh nên lấn át cả hoàng hậu. Vậy nên vị phi tần này nắm quyền lực vô cùng mạnh trong hậu cung.

Mặc dù được nhà vua sủng hạnh nhưng Vạn Quý phi không sinh được người con nào. Vào năm 1487, Vạn Quý phi qua đời, hưởng thọ 57 tuổi. Minh Hiến Tông tổ chức tang lễ cho sủng phi xa hoa theo các lễ nghi dành cho hoàng hậu. Vạn Quý phi cũng được chôn cất trong một lăng mộ riêng ở nơi phong thủy đắc địa. Nhiều đồ tùy táng giá trị được chôn cùng ái phu của Minh Hiến Tông.