Nếu đặt trong bối cảnh đương đại, chúng ta có thể xem Thành Cát Tư Hãn là một giám đốc bán hàng xuất sắc. Cách ông lập chiến lược, giành lãnh thổ và dẫn dắt đội ngũ “bán hàng” của mình đạt được kết quả ấn tượng rất đáng để chúng ta học hỏi.
Thành Cát Tư Hãn là nhân vật đầu tiên kết hợp hoàn hảo các khía cạnh quân sự, chính trị và kinh tế. Đế chế Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn lập nên được xem là quốc gia có diện tích liền mạch và lớn nhất thế giới từ trước tới nay. Khởi đầu trên các thảo nguyên Trung Á, đế quốc Mông Cổ đã trải dài từ Đông Âu đến bán đảo Triều Tiên, bao gồm nhiều phần rộng lớn của Siberia ở phía bắc, và vươn tới phía nam đến Đông Nam Á, tiểu lục địa Ấn Độ, cao nguyên Iran và Trung Đông. Ở thời điểm hùng mạnh nhất, đế quốc Mông Cổ trải dài 9.700 km, diện tích lãnh thổ lên tới 24 triệu km2, tương đương 16% diện tích đất liền của Trái Đất và thống trị 100 triệu thần dân.
Thành Cát Tư Hãn chính là một nhà cải cách và nhà quản lý xuất sắc, đằng sau những thành tựu quân sự của ông là lợi thế cạnh tranh quân sự được thiết lập nhờ việc thúc đẩy một loạt cải cách thể chế. Đặt trong bối cảnh hiện đại, đặt đội quân của ông là một doanh nghiệp, chúng ta hoàn toàn có thể xem Thành Cát Tư Hãn là một giám đốc bán hàng xuất sắc, cách ông lập chiến lược, giành lãnh thổ và dẫn dắt đội ngũ “bán hàng” của mình đạt được kết quả ấn tượng rất đáng để học hỏi.
Xác định thị trường mục tiêu, xây dựng chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh
Trong quá trình thống nhất Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn đã áp dụng chiến lược hợp nhất các lực lượng yếu lại với nhau để đối phó với kẻ thù mạnh, củng cố sức mạnh một cách từ từ, đánh bại từng kẻ thù một.
Khi còn tương đối yếu ở giai đoạn đầu, Thành Cát Tư Hãn đã lựa chọn chính xác thị trường mục tiêu và các đối thủ nhỏ, đánh bại từng người một, dần dần nuốt trọn từng con mồi. Dùng chiến tranh để hỗ trợ chiến tranh, dần dần củng cố sức mạnh của bản thân, sau đó thách thức những đối thủ mạnh hơn. Chiến lược này đã giúp ông đánh đâu thắng đó một cách rất vững vàng và ổn định.
Thiết lập và chuẩn hóa tổ chức bán hàng
Năm 1204, Thành Cát Tư Hãn tổ chức lại quân đội, thiết lập hệ thống nghìn hộ và hệ thống quân canh gác, đồng thời hoàn thiện hơn nữa tổ chức quân sự. Cụ thể:
(1) Tổ chức quân đội thành các cấp thống nhất theo nghìn hộ, trăm hộ, chục hộ, phân công các chỉ huy ở các cấp.
(2) Thành lập các chức quan “Zha’erbi” chính thức, đồng thời bổ nhiệm 6 người thân tín làm chỉ huy.
(3) Thành lập đội quân hộ vệ với 80 đội canh các quân doanh và 70 tiểu đội thông thường.
Thanh niên trai tráng khỏe mạnh từ hàng nghìn, hàng trăm hộ được chọn làm lính canh, một hệ thống canh gác luân phiên được thiết lập. Thông qua chỉnh đốn, các phe phái khác nhau dần thống nhất thành một lực lượng bán hàng duy nhất, thay đổi cơ cấu tổ chức lỏng lẻo trước đây, hình thành nên một tổ chức bán hàng có tính kỷ luật cao và tập trung cao độ.
Thiết lập và cải tiến hệ thống đào tạo bán hàng
Thành Cát Tư Hãn sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong huấn luyện binh lính của mình, mỗi chiến binh dưới trướng ông đều có kỹ năng cưỡi ngựa và bắn cung thành thạo. Chẳng hạn như các hoạt động săn bắn quy mô lớn hàng năm, áp dụng các phương pháp giống như phương pháp chiến đấu, tương đương với các bài tập thực chiến, những đứa trẻ tham gia săn bắn từ khi còn nhỏ khi lớn lên thường sẽ trở thành những chiến binh kiệt xuất.
Cải tiến thiết bị bán hàng
Lấy ngựa làm ví dụ, Thành Cát Tư Hãn rất chú trọng đến việc huấn luyện ngựa, ngựa sau khi được huấn luyện phải đạt trình độ “ngựa phải theo đàn, khi xuống ngựa không cần điều khiển, nó sẽ không đi lang thang”. Mục tiêu là để chúng có thể thuần thục trong trận chiến thực. Chính sự trang bị tuyệt vời đã cải thiện đáng kể khả năng cơ động và hiệu quả chiến đấu của quân đội Thành Cát Tư Hãn.
Thực hiện các thay đổi về khuyến khích bán hàng và tiền thưởng
Trước Thành Cát Tư Hãn, các bộ lạc trên thảo nguyên về cơ bản đều đang ở giai đoạn xã hội nô lệ, một số lượng rất nhỏ quý tộc, một số ít dân thường và một số lượng lớn nô lệ đã cấu thành cơ cấu nhân sự của mỗi bộ tộc. Khi các quý tộc gây chiến với kẻ thù nước ngoài, một khi giành chiến thắng, cuộc chiến về cơ bản sẽ biến thành một vụ cướp.
Có hai mô hình phân phối chính trước cải cách: các bộ lạc nhỏ hơn ai cướp được gì nó sẽ thuộc về người đó, người ta thường từ bỏ tiếp tục chiến đấu vì vội vã muốn cướp bóc; đối với các bộ tộc lớn hơn, tất cả chiến lợi phẩm thu được đều phải giao cho quý tộc đứng đầu, sau đó quý tộc sẽ giữ phần lớn chiến lợi phẩm, còn một phần rất nhỏ sẽ chia cho dân thường, nô lệ không được gì. Sự phân chia này khiến người dân không nhiệt tình trong chiến trận vì chiến lợi phẩm phân chia không đồng đều, dẫn đến xung đột nội bộ.
Thành Cát Tư Hãn đã thay đổi tình thế này. Ông thiết lập tỷ lệ phân phối nghiêm ngặt để đảm bảo rằng mọi người đều được hưởng lợi từ các trận chiến. Điều đáng chú ý nhất trong mô hình phân bổ này là Thành Cát Tư Hãn chỉ phân phối 10% chiến lợi phẩm, con cái nô lệ cũng có quyền thừa kế tài sản. Mô hình phân phối này giải phóng rất nhiều hiệu quả chiến đấu tiềm năng, bởi lẽ lợi ích mà những người tham gia trận chiến có thể vượt xa mong đợi. Một chiến binh xuất sắc hoàn toàn có thể giúp thay đổi số phận của cả gia đình thông qua một trận chiến lớn. Vì vậy, mọi người đã chuyển từ chiến đấu cho Thành Cát Tư Hãn sang chiến đấu cho chính mình. Trong kinh doanh hiện đại, nếu áp dụng chiến thuật này có thể thấy, thay vì kiếm tiền, làm giàu cho ông chủ, thì người lao động dốc sức làm việc cho chính mình, cho gia đình của mình. Phương thức của Thành Cát Tư Hãn năm xưa đã hình thành nên một “đội ngũ bán hàng” chưa từng có, chiến đấu như một tập thể, dĩ nhân vi bản, chủ động chiến đấu.
Hiệu quả của sự thay đổi này là rất rõ ràng. Khi đó Thành Cát Tư Hãn phải đối mặt với những kẻ thù thực hiện chế độ “quân lương”, một bên chiến đấu vì “lương bổng” và một bên chiến đấu vì “vận mệnh”, khi đối đầu với nhau, chẳng khác nào trứng chọi đá. Các “quy tắc trò chơi” mới của Thành Cát Tư Hãn đã phát huy sức mạnh đáng kinh ngạc, và ngay cả những người ưu tú của các bộ tộc khác cũng quyết định theo ông.
Cải thiện hệ thống thông tin bán hàng
Ngoài ra, Thành Cát Tư Hãn cũng cải tiến hệ thống thông tin. Người Mông Cổ thời kỳ đầu không có chữ viết, tỷ lệ sai sót trong truyền miệng cực kỳ cao, ngoài việc thiết lập hệ thống đưa tin, Thiết Mộc Chân còn yêu cầu viết các bài hát với các giai điệu khác nhau, mỗi một giai điệu thể hiện một loại mệnh lệnh khác nhau, lồng vào đó những ca từ đơn giản, giai điệu cố định, dễ nhớ và lan truyền. Tăng tốc độ chính xác và tốc độ phổ biến thông tin.
News
Trương Ngọc Ánh: “Tôi và Anh Dũng có chia tay đâu”
“Tôi chưa làm được gì cho Anh Dũng” – Đọc những lời đồn diễn viên Anh Dũng “tham vàng bỏ ngãi”, cặp kè nữ đại gia lan truyền…
3 con không chịu góp t.iền đưa mẹ 5 triệu mỗi tháng, mẹ chồng tôi liền đưa ra đề nghị s:ô’c
Sau khi bố qua đời, mẹ chồng yêu cầu con cái phải chu cấp cho bà 5 triệu mỗi tháng dù mẹ đang sống cùng chúng tôi,…
Hôn nhân kỳ lạ của MC Hoàng Linh “Chúng tôi là chiến sĩ” sau 8 năm ly hôn chồng, liệu có viên mãn?
Ít ai biết, MC Hoàng Linh từng trải qua cuộc hôn nhân đổ vỡ trước khi có được hạnh phúc hiện tại. MC Hoàng Linh sinh năm…
Nàng hậu bị ch:.ê khóc “gi:.ả tr:.ân”, vẫn hạnh phúc khoe với chồng khi đóng vai á:.c nữ
Trong vũ trụ phim Việt, nhiều diễn viên trẻ có khởi đầu gian nan khi “chân ướt chân ráo” bước vào thế giới diễn xuất, Á hậu…
Ngồi đếm t.iền mừng sau tiệc đầy tháng con gái, bóc phong bì mẹ chồng đưa con dâu b.ần th.ần hồi lâu
Còn nhớ ngày đó mẹ chồng rất coi thường tôi, ra sức cấm cản tôi và chồng đến với nhau. Sau khi tôi sinh con, bà cũng…
Diễn viên Ngọc Lan đáp thẳng: “Không rảnh và không thích”
Ngọc Lan thẳng thắn đáp trả những bình luận kém duyên. Được biết sau nhiều năm hoạt động nghệ thuật, tham gia hàng loạt vai diễn, phim…
End of content
No more pages to load