Nghề “ca sĩ, diễn viên” đã có từ thời xa xưa. Tuy nhiên, theo quan điểm phong kiến, không có nghề “diễn viên”, “ca sĩ”, nghĩa là những người làm công việc đó không được xếp vào những nghề nghiệp đáng quý trọng như “sĩ, nông, công, thương”. Mà phải gọi họ là “bọn phường chèo, con hát”.

xã hội phong kiến, phong kiến, thời cổ đại

(Ảnh minh họa)

Những người làm nghề này rất bị coi thường, thậm chí còn liên lụy đến con cháu, cuộc sống sau này không ngóc đầu lên được. Đa số những người làm nghề này thường phải sống dưới đáy xã hội trong một thời gian dài và trở thành thứ mua vui trong tay kẻ quyền thế.

xã hội phong kiến, phong kiến, thời cổ đại

Nghề “ca sĩ, diễn viên” đã có từ thời xa xưa, đây là nghề thường dùng để chỉ những người tài hoa, có năng khiếu về ca hát, diễn xuất (Ảnh minh họa)

Trong nghề “nghệ sĩ” thì nữ nghệ sĩ thường là những người đáng thương nhất, trước hết là trong xã hội phong kiến Trung Quốc thì vấn đề trọng nam kinh nữ luôn tồn tại, địa vị xã hội của phụ nữ vốn đã thấp, lại làm nghề bị coi thường này thì địa vị lại càng thấp hơn nữa.

Vào thời nhà Đường, những người làm nghề “nghệ sĩ” thậm chí còn không được phép kết hôn. Không chỉ “nghệ sĩ” và người bình thường không được phép kết hôn mà ngay cả những “nghệ sĩ” cũng không được kết hôn với nhau.

xã hội phong kiến, phong kiến, thời cổ đại

(Ảnh minh họa)

Những người này gần như được coi như một “hiện vật”, không có quyền con người nào cả. Đặc biệt khi những nghệ sĩ dưới quyền hoàng tộc, sau khi chủ nhân qua đời, những người nghệ sĩ thường được yêu cầu an táng cùng chủ nhân.

Sau khi nhà Thanh sụp đổ, các nghệ sĩ thời xưa bắt đầu được coi trọng và săn đón. Trong thời hiện đại, hoạt động nghệ thuật, ca sĩ, diễn viên đã trở thành một ngành công nghiệp tỷ đô, rất được coi trọng và là ước mơ của hàng triệu những bạn trẻ.

xã hội phong kiến, phong kiến, thời cổ đại

(Ảnh minh họa)