×
×

Dự kiến không hỗ trợ sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm học yếu

Tại dự thảo văn bản sửa đổi Nghị định 116 về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm, Bộ GD-ĐT dự kiến sinh viên có kết quả học tập đạt hoặc rèn luyện loại yếu sẽ không được xét hỗ trợ chi phí sinh hoạt phí.

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo tờ trình Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116 ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm cũng như dự thảo Nghị định sửa đổi.

3 khó khăn, vướng mắc

Theo Bộ GD-ĐT, sau 2 năm học triển khai thực hiện Nghị định 116 đã đạt được kết quả nhất định. Đó là số lượng thí sinh và phụ huynh học sinh quan tâm tới các ngành đào tạo giáo viên tăng lên, tỷ lệ thí sinh đăng kí xét tuyển, điểm trúng tuyển và tỷ lệ thí sinh nhập học các ngành đào tạo giáo viên tăng mạnh tương quan với các ngành, lĩnh vực đào tạo khác.

Điều đó chứng tỏ các chính sách của Nghị định 116 đã có tác động tích cực tới việc thu hút học sinh có năng lực học tập tốt vào ngành đào tạo giáo viên, là tiền đề để nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục.

 Bộ GD-ĐT dự kiến sinh viên sư phạm có kết quả học tập đạt hoặc rèn luyện loại yếu sẽ không được xét hỗ trợ chi phí sinh hoạt phí

Tuy nhiên quá trình triển khai Nghị định 116 cũng đã phát sinh một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

Thứ nhất là khó khăn, vướng mắc từ phương thức đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu. 

Theo thống kê, tỉ lệ sinh viên được địa phương đặt hàng, giao nhiệm vụ chỉ chiếm 17,4% so với số sinh viên nhập học và chiếm 24,3% so với tổng số sinh viên đăng ký hưởng chính sách. Số địa phương thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu là 23/63 tỉnh, thành phố.

Như vậy, số sinh viên thuộc diện “đào tạo theo nhu cầu xã hội” và được ngân sách nhà nước cấp (thông qua Bộ GD-ĐT) chiếm tỉ lệ 75,7% so với số sinh viên đăng ký hưởng chính sách và 82,6% so với số sinh viên nhập học.

Có thể nói phương thức đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu đào tạo giáo viên không được triển khai ở mức độ, hiệu quả như quan điểm chủ đạo của Nghị định 116.

Có 6 cơ sở đào tạo đã được các địa phương sở tại, lân cận đặt hàng nhưng chưa chi trả kinh phí, hoặc mới trả kinh phí một phần rất nhỏ (trong đó, 2 trường trọng điểm: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 13 chỉ tiêu; Trường ĐH Sư phạm TP.HCM 51 chỉ tiêu) ảnh hưởng kinh phí đào tạo, kinh phí hỗ trợ cho sinh viên sư phạm và gây mất công bằng giữa các sinh viên sư phạm thực hiện theo cơ chế đặt hàng/ giao nhiệm vụ/ đấu thầu và sinh viên sư phạm đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Các địa phương lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… có lợi thế về điều kiện thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao nên không thực hiện và chi trả kinh phí đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu đào tạo giáo viên vẫn có đội ngũ giáo viên xin về làm việc gây mất công bằng giữa các địa phương với nhau.

Thứ hai là khó khăn, vướng mắc từ việc phân bổ kinh phí hỗ trợ cho sinh viên sư phạm. 

Nói rõ hơn về điều này, Bộ GD-ĐT cho biết hằng năm, Bộ Tài chính chỉ giao khoảng 54% so với nhu cầu kinh phí cấp cho sinh viên sư phạm của các cơ sở đào tạo giáo viên thuộc Bộ GD-ĐT. Vì vậy, kinh phí cấp cho sinh viên sư phạm luôn chậm so với kế hoạch đào tạo dẫn đến khó khăn cho cơ sở đào tạo giáo viên và sinh viên sư phạm.

Do sự phát triển không đồng đều, điều kiện nguồn lực, chính sách tài chính giáo dục giữa các địa phương dẫn đến nhiều địa phương khó khăn không đủ kinh phí để triển khai thực hiện đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu đào tạo giáo viên.

Và thứ ba là khó khăn, vướng mắc từ việc theo dõi thu hồi kinh phí bồi hoàn do UBND cấp tỉnh là cơ quan hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc sinh viên sư phạm bồi hoàn kinh phí hỗ trợ nhưng không phải là đơn vị cấp kinh phí cho sinh viên sư phạm thuộc đối tượng đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Những dự kiến sửa đổi, bổ sung

Dự thảo Nghị định do Bộ GD-ĐT vừa công bố dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 116. Trong đó, về cơ chế thực hiện chính sách hỗ trợ cho sinh viên sư phạm, Bộ GD-ĐT đề xuất vẫn giữ phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng đào tạo sinh viên sư phạm, tuy nhiên quy định không bắt buộc các địa phương phải thực hiện, mà tùy theo điều kiện, nhu cầu của các địa phương thì tự đảm bảo kinh phí triển khai thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ.

Từ các khó khăn vướng mắc trong việc xây dựng dự toán, bố trí kinh phí thực hiện trên, Bộ GD-ĐT cũng đề nghị bổ sung thêm nội dung hướng dẫn xây dựng dự toán và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị cũng như về nội dung bồi hoàn kinh phí hỗ trợ.

Đặc biệt, điểm mới đưa vào dự thảo lần này là dự kiến hỗ trợ theo kết quả học tập để tạo động lực cho sinh viên sư phạm và nâng cao chất lượng.

Cụ thể, sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học.

Sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường. Từ năm thứ hai và các năm học tiếp theo, sinh viên sư phạm có điểm trung bình chung học tập đạt loại yếu hoặc điểm rèn luyện đạt loại yếu sẽ không được xét hỗ trợ để chi trả chi phí sinh hoạt phí. Cơ sở đào tạo giáo viên thực hiện việc xét hỗ trợ sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm theo năm học.

News

Từ 1/5/2024: Người có đủ 2 điều kiện này xây nhà trên đất nông nghiệp chẳng lo bị phạt 500 triệu, đó là những ai?

Những trường hợp nào xây nhà trên đất nông nghiệp sẽ không lo bị phạt, hãy cũng tìm hiểu nhé! Trường hợp nào xây nhà trên đất…

Tiếp viên hàng không rất thích mang theo một quả chuối lên máy bay, họ ăn hay để làm gì mà bí mật đến vậy?

Nhiều tiếp viên hàng không thường xuyên mang theo một quả chuối lên máy bay. Tuy vậy, không phải ai cũng biết mục đích của họ. Vì…

Xót thương nữ ca sĩ Việt ‘đi xa’ ở tuổi 37 vì mắc K, buổi sáng biết tin mắc b:ệnh, buổi chiều đã lìa xa nhân thế

Mọi người ơi, mọi người đã nghe thông tin về ca sĩ 37 tuổi ở Việt Nam vừa qua đời vì mắc K chưa? Điều đáng xót…

Người dân cả nước ùn ùn kéo đi xem con bò kì lạ ở Suối Cá Thần Thanh Hóa: Được trả 6 tỷ, chủ nhân vẫn quyết không bán

Tại xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, một hộ dân đã sở hữu con bò kỳ lạ có đến 6 cái chân và 2…

Chính thức: Ông Lê Tùng Vân ở ‘Tịnh thất Bồng Lai’ bị khởi tố vì s:inh con với con r:uột

Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An khởi tố bị can Lê Tùng Vân ở nơi tự xưng Tịnh thất Bồng Lai để điều…

Con tôi đầy tháng em vợ cho 50 triệu, nghe cuộc trò chuyện của vợ chồng em, tôi vội trả lại không thiếu 1 xu

Vì là con đầu lòng, lại mong mãi mới có nên ngày đầy tháng con vợ chồng tôi làm khá to, tổ chức mấy mâm cơm để…

End of content

No more pages to load

Next page

Related Posts

Vừa có thai thì phát hiện chồng ngoại tình, thấy mặt nhân tình của anh tôi bật cười “trời đã giúp mình”

Một hôm, tôi cảm thấy không khỏe nên xin nghỉ phép để đến bệnh viện kiểm tra. Hóa ra, tôi có thai. Đúng lúc này, chồng gọi…

Làm con dâu hụt 3 năm, khi đi lấy chồng tôi được mẹ bạn trai cũ cho chiếc túi, mở ra không tin nổi

Cứ tưởng giữa chúng tôi sẽ mãi chỉ là mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu hụt nhưng khi mở chiếc túi ra, thấy thứ bên…

Tỉnh dậy nửa đêm không thấy chồng bên cạnh, vợ ra ban công rồi phát hiện giọng nói k:i:nh h:o:à:ng, con người thật mà anh ta che giấu suốt thời gian qua

Khi lấy Hùng, ai cũng mừng cho Mai vì cưới được người chồng đẹp trai, tốt bụng, hiền lành. Ngờ đâu, trong cuộc hôn nhân này, Mai…

Sống với bạn gái 1 tháng, phát hiện thứ nước chảy ra từ căn phòng trống, tôi h:ã:i h:ù:ng “bỏ của chạy lấy người”

Cô ấy chỉ được mỗi vẻ đẹp bên ngoài, còn những mặt khác đều có vấn đề hay nói chính xác là bị khuyết tật. Suốt 1…

Từ 1/5/2024: Người có đủ 2 điều kiện này xây nhà trên đất nông nghiệp chẳng lo bị phạt 500 triệu, đó là những ai?

Những trường hợp nào xây nhà trên đất nông nghiệp sẽ không lo bị phạt, hãy cũng tìm hiểu nhé! Trường hợp nào xây nhà trên đất…

Tiếp viên hàng không rất thích mang theo một quả chuối lên máy bay, họ ăn hay để làm gì mà bí mật đến vậy?

Nhiều tiếp viên hàng không thường xuyên mang theo một quả chuối lên máy bay. Tuy vậy, không phải ai cũng biết mục đích của họ. Vì…