Chiếc sập của ‘vua đồ cổ’ ở Sài Gòn làm bằng gỗ lệ chi (cây vải) với những nét chạm khắc rất tinh xảo, được giới giới chơi đồ cổ đánh giá là có một không hai ở nước ta.

Đó là chiếc sập của ông Hoàng Văn Cường (TP.HCM), người được mệnh danh là “vua đồ cổ”. Chiếc sập ba thành có tuổi đời hơn 300 năm, nguồn gốc từ Trung Quốc, được một viên quan triều đình Huế mua về dùng để hút thuốc.

Ban đầu nó được nữ luật sư Nguyễn Phước Đại (ở Sài Gòn) sở hữu.Đến năm 1982, ông Cường đã mua lại từ nữ luật sư này. Ông Cường khẳng định thời điểm đó để có được chiếc sập “thiên hạ vô đối- không có chiếc thứ 2 này”, ông phải đánh đổi giá trị bằng 2 căn nhà ở trung tâm Sài Gòn.

Sập được làm nguyên miếng bằng gỗ lệ chi (cây vải), được chạm khắc rất tinh xảo với hình con rồng đang ôm quả địa cầu, 2 vò rượu, chim chóc, hoa lá… Hai bên thành sập là 2 con voi với chiếc vòi và cặp ngà oai nghi chầu phục.

Theo ông Cường chia sẻ, chiếc sập này có niên đại khoảng 300 năm và càng chùi thì càng sáng bóng. Đồng thời nó còn giúp người nằm rút mồ hôi, độc tố trong cơ thể; người nằm nó sẽ không đau lưng và trị thấp khớp.

Chiếc sập được giới chơi đồ cổ đánh giá là có một không hai vì ở Việt Nam. Ông Cường cho biết đã mua chiếc sập này vào năm 1976, ở Hà Tiên với giá 5 cây vàng. Đã có người trả 2 triệu USD (tức là hơn 40 tỷ đồng) nhưng ông không bán.

 

Ông Hoàng Văn Cường cho biết, vào năm 1976, ông đến Hà Tiên rồi mua chiếc sập này với giá 5 cây vàng. Cách đây mấy năm đã có người trả ông 2 triệu USD (tức là hơn 40 tỷ đồng) nhưng ông từ chối bán.

Vào khoảng giữa năm 2014, ông Hoàng Văn Cường khiến giới chơi đồ cổ xôn xao khi quyết định hiến 70% giá trị khối tài sản cổ vật để ủng hộ cho chương trình vì biển đảo quê hương do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh phát động.

Theo di chúc ông tự tay viết: “Toàn bộ tài sản bán ra, 70% hiến cho biển đảo, đồng bào ngư dân nghèo có tâm huyết vì biển đảo; hằng tháng, hằng năm bám biển nếu có sự cố hoặc tai nạn biển sẽ có số tiền ứng phó tiếp sức cho đồng bào ngư dân. 30% cho con cái và dòng họ, nội ngoại hai bên còn nghèo lắm, để xây từ đường hai bên nội ngoại. Đây là thông điệp thay lời di chúc”.

Trước hành động nhân văn của ông Hoàng Văn Cường, gia đình cùng mọi người đều hết mức ủng hộ và ngợi khen. Đến hiện tại, “vua đồ cổ” vẫn giữ niềm đam mê sưu tầm những món đồ độc lạ, chứa đựng câu chuyện ý nghĩa từ những món đồ cổ. Đối với ông, đây là một sở thích giúp cho cuộc sống thêm phần thú vị, ý nghĩa.